KHI XẢY RA TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CẦN LÀM GÌ?
Đặc trưng của tranh chấp đất đai:
Tranh chấp đất đai luôn là vấn đề hết sức phức tạp, bởi đây là loại tài sản giá trị lớn và “có quá nhiều quy định” dẫn tới người bị tranh chấp không biết hỏi ai? Hỏi từ đâu? Phải làm gì? Làm như thế nào? Đâu là giải pháp tối ưu: Mất ít chi phí nhất, thời gian ngắn nhất và vụ việc được giải quyết một cách triệt để nhất?
Tại sao cần Luật sư tham gia giải quyết tranh chấp đất đai (gọi tắt là Luật sư đất đai):
- Luật sư đất đai sẽ giúp bạn sẽ nắm rõ được loại tranh chấp mà mình đang gặp phải? Ai là đối tượng tranh chấp? Ai là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan? (những người liên quan trong tranh chấp đất đai rất nhiều vì nó liên quan trực tiếp đến quyền sở hữu, từ đó phát sinh thêm về quan hệ hôn nhân, huyết thống);
- Giúp bạn hiểu rõ quy định điều chỉnh tranh chấp đang gặp phải? Thẩm quyền giải quyết thuộc UBND hay Tòa án? Dự báo cho thân chủ các kết quả của tranh chấp; đưa ra các giải pháp tối ưu quyền của thân chủ, giúp cho thân chủ có nhiều lợi thế, chứng cứ có lợi trong quá trình tranh chấp (nghĩa vụ cung cấp chứng cứ trong vụ án dân sự thuộc về các đương sự);
- Hướng dẫn bạn về quy trình, thủ tục, thời gian giải quyết tranh chấp (đây là nội dung cực kỳ phức tạp vì hệ thống các văn bản quy định rất rộng, chỉ tìm hiểu Luật đất đai thì không thể nắm rõ được);
- Thay mặt (đại diện theo ủy quyền) hoặc tham gia cùng thân chủ trong các buổi làm việc, hòa giải, ghi lời khai….và đàm phán, thương lượng cùng các cá nhân, tổ chức liên quan. Tư vấn và đưa ra ý kiến khi có phát sinh trong quá trình tranh chấp (rút ngắn được thời gian mà kết quả giải quyết vẫn như mong đợi;
- Soạn thảo đơn khởi kiện, đơn phản tố và các văn bản có liên quan. Thu thập chứng cứ, xây dựng chứng cứ, tham gia tố tụng tại Tòa án và làm việc cùng các cơ quan liên quan (đất đai khác những dạng khác vì có rất nhiều các cơ quan liên quan, ngoài Tòa án, Cơ quan thi hành án, Viện kiểm sát…còn Văn phòng đăng lý đất đai, Phòng TNMT, UBND các cấp…);
- Thúc đẩy quá trình thì hành các thỏa thuận, quyết định của Bản án (nhiều Bản án sau khi được tuyên nhưng những nội dung trong đó không được thi hành một cách triệt để).
Ngoài ra, đối với những thủ tục như: Cấp, cấp lại Giấy CNQSDĐ,.. Việc có Luật sư đất đai tham gia cũng giúp tiết kiệm được thời gian (nhanh hơn rất nhiều), công sức và chi phí của khách hàng.
Điều chúng tôi muốn nhấn mạnh không phải là việc bắt buộc bạn phải thuê Luật sư đất đai khi xảy ra tranh chấp đất đai, nhưng để tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí thì gặp một chuyên gia tư vấn là thật sự cần thiết.