Luật An Tâm Phúc
Giải quyết tranh chấp đất đai
- Giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự hành chính:
Thủ tục giải quyết tranh chấp này áp dụng đối với những tranh chấp mà các đương sự không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định và lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân.
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa những chủ thể sau:
+ Hộ gia đình;
+ Cá nhân;
+ Cộng đồng dân cư
Nếu một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa những chủ thể sau:
+ Tổ chức;
+ Cơ sở tôn giáo;
+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
+ Tổ chức nước ngoài;
+ Cá nhân nước ngoài với nhau;
+ Giữa các đối tượng trên với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
Trường hợp một trong các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu này thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để yêu cầu giải quyết.
Luật hiện hành cũng có quy định thêm đối với trường họp đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu thì vẫn có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính.
- Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự hành chính bao gồm:
– Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
– Biên bản hòa giải tại UBND cấp xã;
– Các giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc giải quyết tranh chấp như: Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp.
2.2 Giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự tố tụng dân sự:
Các đương sự có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền.
Đương sự chuẩn bị hồ sơ khởi kiện gửi đến Tòa án, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu để được Tòa án thụ lý giải quyết.
- Thẩm quyền thụ lý giải quyết:
Đất đai là một loại tài sản đặc biệt bởi nó là bất động sản, do đó luật hiện hành quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp phải là Tòa án nơi có bất động sản tranh chấp.
Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự tố tụng dân sự là hồ sơ khởi kiện, theo đó đương sự cần chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu sau:
+ Đơn khởi kiện;
+ Giấy tờ chứng minh nhân thân của người khởi kiện: Sổ hộ khẩu; chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước nhân dân hoặc hộ chiếu;
+ Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ theo quy định của Luật Đất đai;
+ Biên bản hòa giải có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp;
+ Các giấy tờ chứng minh khác để chứng minh cho chính yêu cầu khởi kiện.
– Nộp đơn và hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền;
Sau khi nộp đơn Tòa sẽ tiến hành tiếp nhận, vào sổ và thông báo cho người khỏi kiện về việc tiếp nhận đơn và hồ sơ khởi kiện trong thời gian 03 ngày (ngày làm việc). Theo đó, có thể xảy ra một trong hai tình huống như sau:
+ Hồ sơ khởi kiện chưa đầy đủ: Tòa án sẽ ra thông báo yêu cầu người khởi kiện bổ sung;
+ Hồ sơ đủ: Tòa sẽ ra thông báo nộp tạm ứng án phí gửi cho người khởi kiện, người khởi kiện nộp tạm ứng án phí tại cơ quan có thẩm quyền theo thông báo nộp tạm ứng án phí và mang biên lai nộp lại cho Tòa.
– Tòa án tiến hành thụ lý: Sau khi người khởi kiện nộp lại biên lai nộp tạm ứng án phí, Tòa án sẽ tiến hành thụ lý và ra thông báo thụ lý vụ án và gửi cho các đương sự.
– Chuẩn bị xét xử:
Sau khi được thụ lý vụ việc sẽ chuyển sang giai đoạn chuẩn bị xét xử. Thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng, đối với vụ việc phức tạp được gia hạn không quá 02 tháng (Tổng 06 tháng).
Trong giai đoạn này Tòa vẫn sẽ tổ chức hòa giải, nếu các bên không hòa giải thành thì sẽ Tòa sẽ đưa vụ án tranh chấp ra xét xử sơ thẩm (nếu không thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc đình chỉ).