Ai là người có quyền yêu cầu chia thừa kế khi không có di chúc?

Hình ảnh chỉ mang tính minh họa; Nguồn: Internet

Ai là người có quyền yêu cầu chia thừa kế khi không có di chúc?

Thừa kế hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ người đã chết sang người còn sống. Theo quy định của pháp luật, có hai hình thức thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Khi người chết để lại di chúc thì những người được chỉ định thừa kế trong di chúc đó có quyền yêu cầu chia thừa kế. Vậy, nếu không có di chúc thì quyền yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật thuộc về ai?

Khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015) quy định: “Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác”. Họ có thể tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) để bảo vệ yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (Điều 186 – BLTTDS 2015)

Như vậy, những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc thừa kế theo pháp luật sẽ có quyền yêu cầu Tòa án chia thừa kế.

Căn cứ các quy định về thừa kế trong Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015), ta xác định người có quyền và lợi ích liên quan đến việc thừa kế theo pháp luật là những người trong hàng thừa kế được quy định tại Khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 bao gồm:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Như vậy, những người cùng hàng thừa kế có quyền hưởng thừa kế theo pháp luật phần di sản bằng nhau và có quyền yêu cầu chia thừa kế ngang nhau. Thứ tự ưu tiên thực hiện quyền yêu cầu chia thừa kế sẽ được xác định theo thứ tự hàng thừa kế.

Xem thêm bài viết:

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Facebook messenger
Call Now Button